• (1997)
802.11: Wi-Fi thế hệ thứ nhất,
có thể mang lại tốc độ 1Mb/s và 2Mb/s, sử
dụng băng tần 2,4GHz của sóng radio hoặc
hồng ngoại.
• (1999)
802.11b: Wi-Fi thế hệ thứ hai,
có khả năng mang lại tốc độ 11Mb/s ở băng
tần 2.4 GHz trên sóng radio.
• (1999)
802.11A: Wi-Fi thế hệ thứ ba,
tuy nhiên nó lại ra mắt cùng thời điểm với
802.11b. chuẩn A mang lại tốc độ truyền tải
nhanh hơn, lên đến 54Mb/s vì sử dụng băng
tần 5GHz nhưng lại bị hạn chế về tầm phủ
sóng so với 802.11b.
• (2003)
802.11g: Wi-Fi thế hệ thứ ba,
tốc độ truyền tải 54Mb/s và sử dụng băng tần
2,4GHz. Đây là chuẩn mạng vẫn còn xuất hiện
ở nhiều thiết bị đến tận ngày hôm nay.
• (2009)
802.11n: Wi-Fi thế hệ thứ tư,
tốc độ tối đa 600Mb/s (trên thị trường phổ
biến có các thiết bị 150Mb/s, 300Mb/s và
450Mb/s). Chuẩn này có thể hoạt động trên cả
hai băng tần 2,4GHz lẫn 5GHz và nếu router
hỗ trợ thì hai băng tần này có thể cùng được
phát sóng song song nhau.
• (201x)
802.11ac: Wi-Fi thế hệ thứ năm,
tốc độ 450Mbps - 900Mbps (sẽ còn tăng tiếp)
và chỉ chạy ở băng tần 5GHz.
Bất cứ khi nào bạn mua một
Router mới, điều đầu tiên mà bạn quan tâm
đến đó là mô hình Router. Nếu không tìm hiểu
sâu về các chi tiết kỹ thuật, những gì mà
bạn chú ý đến là các con số, điều này có
nghĩa là tìm hiểu về phiên bản Router và tốc
độ tối đa mà bạn sẽ truyền tải hoặc nhận
giữa Base Station (trạm phát) và các thiết
bị không dây khác. Trong những năm trở lại
đây chắc hẳn bạn được nghe nhắc nhiều đến
chuẩn Wi-Fi 802.11ac, hay còn gọi là Wifi
thế hệ thứ năm. Nó là chuẩn mạng không dây
đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các
Router, máy tính và cả các thiết bị di động
như smartphone. So với Wi-Fi 802.11n đang
được dùng phổ biến hiện nay, chuẩn 802.11ac
có tốc độ nhanh hơn.
Về mặt lý thuyết, 802.11ac
có khả năng truyền tối đa 1.3Gbits/giây
(162.5 MByte/giây). Tốc độ truyền của một
Router 802.11ac gấp đôi lưu lượng của Router
802.11n. Ngoài ra, điểm quan trọng cần lưu ý
là khác với chuẩn 802.11n, chuẩn 802.11ac
chỉ có thể truyền qua băng tần 5Ghz. Tương
tự như Wifi 802.11n 5 GHz trên các Router đa
kênh hiện tại, tần số mới cho phép 802.11ac
vận hành mà không sợ bị nhiễu từ vô số các
thiết bị như điện thoại, bluetooth… hay thậm
chí là chính các sản phẩm sử dụng Wifi ở mức
2,4 GHz.
Để biết một Router thuộc
loại Router ac, bạn chỉ cần nhìn vào tên
Router. Trung bình một Router 802.11ac có
giá khoảng 150 - 400$ (khoảng 3.450.000 –
9.200.000 VNĐ). Trong các smartphone thế hệ
mới như iPhone 6 và iPhone 6s đều được trang
bị chuẩn Wifi 802.11ac để xử lý tín hiệu.
802.11ac sẽ là lựa chọn
tuyệt vời cho bạn để stream video Full-HD.
Ngoài ra nó cũng sẽ giúp quá trình sao chép
dữ liệu giữa máy tính, smartphone, máy tính
bảng với ổ cứng mạng cũng như giữa các thiết
bị với nhau được nhanh chóng hơn....
Ngoài tốc độ ra,
802.11ac còn có điểm gì mới?
1. Băng thông
kênh truyền rộng hơn: Băng
thông rộng hơn giúp việc truyền dữ liệu giữa
hai thiết bị được nhanh hơn. Trên băng tần
5GHz, Wi-Fi 802.11ac hỗ trợ các kênh với độ
rộng băng thông 20MHz, 40MHz, 80MHz. Trong
khi đó, 802.11n chỉ hỗ trợ kênh 20MHz và
40MHz mà thôi. Như đã nói ở trên, kênh 80MHz
thì tất nhiên chứa được nhiều dữ liệu hơn là
kênh 40MHz.
2. Nhiều luồng
dữ liệu hơn: Spatial stream là
một luồng dữ liệu được truyền đi bằng công
nghệ đa ăng-ten MIMO. Nó cho phép một thiết
bị có thể phát đi cùng lúc nhiều tín hiệu
bằng cách sử dụng nhiều hơn 1 ăng-ten.
802.11n có thể đảm đương tối đa 4 spatial
stream, còn với Wi-Fi 802.11ac thì con số
này được đẩy lên đến 8 luồng.
3.
Beamforming: Wi-Fi là một mạng
đa hướng, tức tín hiệu từ router phát ra sẽ
tỏa ra khắp mọi hướng. Tuy nhiên, các thiết
bị 802.11ac có thể sử dụng một công nghệ
dùng để định hướng tín hiệu truyền nhận gọi
là beamforming (dịch ra thì chữ này có nghĩa
là "tạo ra một chùm tín hiệu"). Router sẽ có
khả năng xác định vị trí của thiết bị nhận,
ví dụ như laptop, smartphone, tablet, để rồi
tập trung đẩy năng lượng tín hiệu lên mức
mạnh hơn hướng về phía thiết bị đó. Mục đích
của beamforming đó là giảm nhiễu.
Mặc dù sóng Wi-Fi
vẫn tỏa ra khắp mọi hướng, tuy nhiên với
công nghệ beamforming thì chùm tín hiệu có
thể được định hướng tốt hơn đến một thiết bị
xác định trong vùng phủ sóng
Thực chất bất kì trạm
phát Wi-Fi nào có nhiều ăng-ten đều có thể
beamforming. Tuy nhiên Wi-Fi 802.11ac dùng
kĩ thuật gọi là "sounding" để giúp router
xác định vị trí của thiết bị nhận một cách
chính xác hơn.
Router Wi-Fi
802.11ac sẽ tương thích ngược với các chuẩn
cũ
Hiện nay, hầu hết các
router Wi-Fi trên thị trường có hỗ trợ chuẩn
802.11ac sẽ hỗ trợ thêm các chuẩn cũ, bao
gồm b/g/n. Chúng cũng sẽ có hai băng tần
2,4GHz lẫn 5GHz. Đối với những router có khả
năng chạy hai băng tần cùng lúc (bạn sẽ thấy
quảng cáo có chữ simultaneous), băng tần
2,4GHz sẽ được sử dụng để phát Wi-Fi chuẩn n, còn
5GHz sẽ dùng để phát Wi-Fi chuẩn ac.
Cũng chính vì khả năng
phát song song như trên mà tốc độ tối đa do
nhà sản xuất quảng cáo sẽ là phép cộng của
tốc độ tối đa trên dải 2,4GHz và 5GHz. Ví dụ,
Router
Guépard GC1200ac có "max speed"
là 1200Mbps, bao gồm 900Mbps cho chuẩn ac ở
băng tần 5GHz và 300Mbps cho chuẩn n ở băng
tần 2,4GHz.
Ứng dụng của Wi-Fi
802.11ac
Ồ, hiểu rồi, Wi-Fi
802.11ac nhanh hơn, mạnh hơn đó, vậy thì nó
giúp gì được cho chúng ta? Trước hết, với
tốc độ truyền tải nhanh hơn, chúng ta sẽ có
tốc độ kết nối Internet nhanh hơn. Hãy thử
tưởng tượng nhà bạn có được một đường kết
nối mạng lên đến 1Gbps (như Google Fiber ở
Mỹ chẳng hạn), nếu chỉ sử dụng router Wi-Fi
802.11n thì bạn chỉ có tốc độ tối đa là
150-450Mb/s chưa tận dụng được hết tốc độ mà
nhà cung cấp đưa cho chúng ta. Còn nếu trong
nhà bạn có một chiếc router 802.11ac
Guépard GC1200ac thì
bạn có thể tận dụng tốt nhất đường truyền
mạng này bởi tốc độ tối đa có thể đạt mức
1200Mbps lận.
Tất nhiên, ở Việt Nam
chúng ta thì cơ sở hạ tầng mạng chưa phát
triển được đến mức như thế, một gói cước cáp
quang cho hộ gia đình cũng chỉ mới đạt
khoảng 10Mbps là nhanh nên Wi-Fi 802.11n
cũng đủ chơi rồi. Trong môi trường doanh
nghiệp với cáp quang tốc độ siêu cao thì may
ra Wi-Fi 802.11ac mới tỏ ra hữu ích.
Ngoài ra, Wi-Fi 802.11ac
còn có thể được áp dụng để truyền dữ liệu
giữa các thiết bị trong một mạng nội bộ hoặc
mạng gia đình với tốc độ cao hơn hiện nay.
Một ứng dụng dễ thấy nhất là để stream video
Full-HD. Nó cũng sẽ giúp quá trình sao chép
dữ liệu giữa máy tính, smartphone, tablet
với ổ cứng mạng cũng như giữa các thiết bị
với nhau được nhanh chóng hơn (về lý thuyết
là chỉ tốn 1/3 thời gian so với chuẩn
802.11n). Và thời thời gian chờ đợi ngắn hơn
kéo theo thời lượng pin sẽ dài hơn bởi năng
lượng tiêu thụ ít hơn.
Một số thiết bị
hiện có trên thị trường hỗ trợ cho 802.11ac
•
Guépard GC600ac Dual-band 11N/11AC tích hợp
công nghệ xử lý chipset Qualcomm (USA)
•
Guépard GC1200ac Dual-band 11N/11AC tích hợp
công nghệ xử lý chipset Qualcomm (USA)
• Guépard GO1200ac
Dual-band 11N/11AC tích hợp công nghệ xử lý
chipset Qualcomm (USA)
• Apple Airport Extreme
và Time Capsule thế hệ năm 2013: lên đời
Wi-Fi 802.11ac
• Asus AC-RT68U, router
hai băng tần đầu tiên hỗ trợ chuẩn 802.11ac
• Linksys Smart router
Wi-Fi EA6300 và EA6400: hỗ trợ 802.11ac,
chạy hai băng tầng song song
• Adapter Trendnet Wi-Fi
802.11ac
• DLink DGL-5500, router
hỗ trợ Wi-Fi 802.11ac
• Western Digital My Net
AC1300 Wi-Fi 802.11ac
• D-Link Cloud Router
5700
• Asus RT-AC66U
• Netgear R6200 và USB
adapter A6200 tương thích Wifi 802.11ac
• HTC One
• iPhone 6,7 trở đi
• Samsung Galaxy S6, S7
• Asus Zenphone 2,3 trở
đi
• LG Optimus G Pro
• MacBook Air đời Mid
2013 trở đi
• Asus G75VW là laptop
đầu tiên tương thích với Wifi 802.11ac
• Dell ra mắt Alienware
14/17/18: CPU Haswell, NVIDIA GTX700M, Wi-Fi
ac
• Và các thiết bị thế hệ
mới khác có hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 802.11ac
Cảm ơn quý vị đã dành
thời gian xem nội dung này. Mọi chi tiết xin
vui lòng liên hệ:
Tel: 028 668 14 779 - 0901
333 237 - 0901 333 987
Email:
contact@thienan.co
|